FOMO, FUD Là Gì? Kiểm Soát Tốt các Hội Chứng Tâm Lý Tránh Bẫy Lùa Gà.
FOMO, FUD Là Gì? Kiểm Soát Tốt các Hội Chứng Tâm Lý Tránh Bẫy Lùa Gà. Yes! Đây là một bài học cực kỳ cơ bản mà nhiều newbie gần như 100% đều gặp phải. Trong trade coin thì yếu tố tâm lý là 1 trong những yếu tố quyết định đến việc thành bại của 1 chiến lược. Nếu bạn không kiểm soát được tâm lý và đưa ra các quyết định sai lầm thì sẽ dẫn đến các tình trạng mất bình tĩnh rồi cuốn theo cuộc chơi 1 cách mất kiểm soát như thể 1 con bạc!. Chính vì vậy hôm nay mình sẽ cho các bạn hiểu sâu về khái niệm Fomo là gì, Fud là gì cũng như các loại tâm lý mà đội lái thường sử dụng để đánh lừa người dùng!.
Vai trò của Tâm Lý trong Trade Coin.
Có rất nhiều yếu tố để quyết định đến thành bại của 1 user trên thị trường đầy khốc liệt này. Đó có thể là yếu tố về vốn, cách băm vốn và kiểm tỏa rủi ro, lượng kiến thức và sự hiểu biết nhất định về các dự án… trong số đó, yếu tố tâm lý chính là một trong những điểm sẽ quyết định đến thành bại của user đó trong thị trường!. 1 trader nhiều năm kinh nghiệm thì tâm lý sẽ khác với 1 người mới gia nhập thị trường, 1 người có vốn + vốn vòng ngoài mạnh cũng sẽ có tâm lý khác với người vốn bé. Thậm chí có nhiều bạn có kiến thức rộng nhưng chỉ cần 1 vài phút mất kiểm soát về tâm lý cũng có thể dẫn đến 1 quyết định sai lầm.
Bản thân mình cũng thi thoảng bị rơi vào tình trạng hoang mang mất kiểm soát, mua vào lúc mà dù trước đó đã phân tích là đoạn này không nên Buy. Bán cắt lỗ ở những điểm mà rõ ràng mình biết nó có lực cản và có thể hồi lại ở giá tốt hơn. Và điều này mình dính rất nhiều lúc mới gia nhập thị trường, càng về sau mình có tâm lý tốt hơn và kiểm soát được ổn hơn. Và những điều mà 1 newbie từng mắc sai lầm mình cũng muốn làm rõ hơn 1 chút cho các bạn.
Một trong những kèo mình dính hội chứng tâm lý rõ nét nhất có thể kể đến là kèo Doge năm 2020, vào lệnh 10Tr VND, 1 ngày sau chia đôi và cắt lỗ 5tr, nếu để im đợi thêm vài ba hôm thì mình sẽ bán được ít nhất giá hòa vốn. Nhưng lúc đó tâm lý đã rất hoang mang và mình cắt lỗ ngay đáy của đợt sóng đó. Kèo thứ 2 là Fomo theo kèo Elemon chia 2 tài sản. Tổng vốn 8K$ mất gần 4K. Cũng may kèo đó mình tỉnh táo chạy sớm chứ đợi thêm thì chia 10 :)) Từ đây mình nhận ra, Ngoài các kiến thức thì cần thêm 1 điều kiện đủ đó là Tâm Lý. Hãm được lúc không nên mua và bình tĩnh, tránh hoảng loạn lúc chưa nên bán.
Dù kiến thức của bạn có dày đến mức nào, nếu tâm lý chưa đủ vững thì rất dễ bị lùa vào các dự án scam theo hình thức Fomo và đưa ra các quyết định cắt lỗ ở đáy lúc dính Fud. Nếu các yếu tố nền tảng như vốn, kiến thức… là điều kiện đủ thì gần như, Tâm Lý đóng vai trò là điều kiện cần để mọi thứ trở nên hoàn thiện hơn!. Vậy, Fomo là gì, Fud là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
FOMO là gì? (Fear Of Missing Out)
Fomo (viết tắt của Fear Of Missing Out) là 1 loại hội chứng tâm lý ám thị nói về tâm lý “sợ mất cơ hội”. Cụ thể ở đây là loại hội chức được tác động theo tâm lý đám đông. Chúng ta thấy nhiều người nói về một đồng coin nào đó đang tăng trưởng mạnh, nhiều người sẽ đưa ra các mức dự đoạn có thể giá sẽ tăng lên các mức cao hơn giá hiện tại và nếu bạn không mua ngay vào lúc này sẽ mất đi cơ hội tạo ra lợi nhuận từ đồng coin đó. Từ đây tâm lý của bạn sẽ bị tác động và mất kiểm soát mua bất chấp dù giá đã tăng khá cao. Nếu may mắn thì giá sẽ tiếp tục tăng thêm một đoạn và bạn có lãi. Những xác suất rất thấp và đa số đều vào ngay vùng đỉnh, ngay sau đó bị xả mạnh và bạn thua lỗ nặng. Thậm chí nhiều kèo Fomo nhau x10 x50 x100 từ điểm newlist hoặc từ đáy nhưng sau đó cũng chia 10 chia 50 từ đỉnh, mất đi tới 90-99% giá trị thậm chí 1 số đồng coin rác còn mất luôn thanh khoản.
Lời khuyên của mình dành cho các bạn mới vào thị trường đó là khi bạn tham gia vào các hội nhóm social mà đi đâu bạn cũng nghe người khác nói về đồng coin đó. Ai cũng hô hào nhau mua vào, đặt target rất cao và thường xuyên sử dụng các mụm từ mùi mẫn như dưới x$ là một món quà… những lúc đó là lúc bạn né giúp mình đồng coin đó. Tất nhiên vẫn có khả năng tăng tiếp nhưng đồng coin đã chơi bài seeding Fomo thì sớm muộn cũng sập và xác suất đu cũng nhiw chia tài sản của bạn là cực kỳ cao. Với 1 kèo mà xác suất đu lớn hơn 70 80% như vậy thì chúng ta không nên mạo hiểm nữa. Hãy kiểm soát lòng tham và chuyển hướng sang các đồng coin vẫn còn cửa x mạnh hơn!.
Fud là gì? (Fear, Uncertainty, Doubt)
Nếu Fomo là tâm lý sợ đánh mất cơ hội thì Fud (viết tắt của Fear, Uncertainty, Doubt) là khái niệm ngược so với Fomo. Cụ thể, Fud là hội chứng tâm lý ám chỉ sự hoang mang, sợ hãi về 1 nguy cơ sập giá nặng của 1 đồng coin bất kỳ. Fud sẽ khiến cho những người canh đáy để mua vào không dám đưa ra quyết định mua. Còn những người đã mua ở giá cao thì có nguy cơ sợ hãi mà cắt lỗ (Panic sell – bán tháo cắt lỗ nặng một cách ồ ạt). Nhiều người hay rơi vào tình trạng hold dài mà không về bờ nhưng cứ hễ bán cái lại tăng mạnh. Xét ở góc độ rộng hơn thì đây là chiêu của đội lái (thường đến từ các quỹ). Khi họ muốn đạp giá xuống sâu hơn để có những điểm mua giá tốt hơn thì đội lái có thể tung ra các nguồn tin xấu hoặc cho đội Fuder đi xâm nhập vào các hội nhóm chuyên nói xấu dự án. Lúc này sẽ xẩy ra tình trạng nhiều người mất niềm tin, hoang mang lo sợ cắt lỗ dẫn đến giá tiếp tục giảm sâu. Đến 1 điểm nào đó thì Fud sẽ được dừng và có tin tốt bơm ra, đó là lúc cá mập đã gom đủ hàng!.
Chúng ta phải tỉnh táo để nhận biết được các chiêu trò này và tránh đưa ra các quuêts định sai lầm. Nếu thực sự dự án có điểm sáng thì nên cân nhắc cũng như kết hợp nhiều loại kiến thức, xu hướng thị trường, kinh tế vĩ mô để lựa chọn các điểm cashout phù hợp. Tránh việc cắt hoảng làm mồi cho cá mập. Và tốt nhất nên kiểm soát và né các kèo Fomo để tránh tình trạng rơi vào thế bị Fud (không đu thì không sợ fud).