10 Tiêu Chí Lựa Chọn & Cách Phân Tích Tiềm Năng Của 1 Đồng Coin, Dự Án BlockChain

10 Tiêu Chí Lựa Chọn & Cách Phân Tích Tiềm Năng Của 1 Đồng Coin, Dự Án BlockChain
5/5 - (2 bình chọn)

Làm Thế Nào Để Phân Tích và Đánh Giá Tiềm Năng Của 1 Dự Án Blockchain? Một dự án Blockchain như thế nào thì được gọi là tiềm năng và làm cách nào để chúng ta có thể lọc tiêu chí, đưa ra các thang điểm đánh giá về chất lượng của một dự án?.

1. Team / Partner / Advisor

Đánh giá một dự án tiềm năng hay không việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là “Chọn mặt gửi vàng”. Xem team phát triển họ là ai, có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực, trình độ và kiến thức của team phát hành như thế nào. Xem các đối tác chiến lược hay những Advisor (cố vấn) của họ có đủ tên tuổi để đồng hành cùng dự án hay không?. Liệu những người này trong quá khứ có bị dính quả phốt nào không… thông thường các thông tin dự án đều công khai phần teamwork này trên trang chủ dự án và dẫn link nguồn về các trang mạng xã hội của từng người. Bạn có thể bỏ chút thời gian để check. Còn 1 dự án mà thông tin team mập mờ không có profile đủ uy tín thì không nên đầu tư!.

2. Backer (Cá Mập)

Một dự án nếu đủ tiềm năng thì sẽ lôi kéo được rất nhiều quỹ tham gia vào các vòng gọi vốn Private Sale thông qua IDO IEO của dự án. Điều này đồng nghĩa rằng dự án nằm trong Portpolio (danh mục đầu tư) của các con cá mập này. Còn các dự án không thấy mặt các ông trùm lớn trong thị trường Crypto thì cũng nên xem xét lại!.

3. Technology, Ứng dụng.

Trends xu hướng là 1 khía cạnh, còn quan trọng vẫn là công nghệ của họ đến đâu. Hệ sinh thái giúp ích gì được cho cả thị trường và tính ứng dụng vào thực tế của dự án có khả thi hay không. Một số công nghệ ứng dụng nổi trội trong thời gian vừa qua có thể kể đến như Web 3.0, NFTs, GameFi hay gần nhất là cuộc nâng cấp Merge của ETH lên nền tảng pos 2.0 chẳng hạn.

4. Community

Trên trang chủ của từng dự án nếu soi kỹ chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy các kênh social (mạng xã hội) như Discor, Telegram, Twiter… xem cộng đồng của họ như thế nào. Thanh viên, nhà đầu tư có đông không và quan trọng là khả năng support đến từ phía dự án như thế nào. Có đủ nhiệt để giải quyết mọi vấn đề của người dùng không?…

5. Tokenomics

Tokenomics hay Token Allowcation là 1 phần không thể thiếu của bất kỳ dự án nào. Bạn cần phải phân tích được lượng token có phân bổ hợp lý không. Các vòng gọi vốn IEO IDO Private Sales được bán bao nhiêu % với giá nào. So với giánieem yết và giá hiện tại áp lực xả cao không… riêng phần này mình cũng sẽ có một bài viết phân tích riêng cho các bạn nghiên cứu.

6. Roadmap & White Paper

Roadmap (Bản đồ đường đi) của dự án hay các thông tin mục tiêu trong White Paper của dự án cũng là 1 phần để định hình đường dài ngắn của 1 dự án. Ngoài ra dựa vào đây bạn cũng có thể phân tích sâu hơn xem dev có thực sự đang làm việc và có làm đúng tốc độ không hay lại chúa delay…

7. Holder Interest

Đây là 1 phần cực kỳ quan trọng. Bạn cần phân tích xem các đặc quyền, quyền lợi của các Holder khi hold đông token này có đảm bảo như nhiều dự án khác hay không?. Nếu chiến lược phúc lợi cho holder được đảm bảo thì có thể cân nhắc đầu tư dài hạn với dự án và ngược lại.

8. Chiến lược chống Fomo

Đây là 1 hình thức nhằm ghim giá ở mức vừa phải, không để giá đẩy quá cao rồi như 1 quả bong bóng vỡ nhanh chóng rồi chìm dần theo thời gian. Đặc biệt với 1 dự án mới đủ tiềm năng thì đây là 1 phần cực kỳ quan trọng nếu muốn dự án sống lâu với thị trường. Ngoài ra đây cũng là 1 cách để chính dự án bảo vệ quyền lợi cho người dùng tránh trường hợp đu đỉnh quá cao và trở thành cổ đông bất đắc dĩ!.

9. Market Cap (Low Cap).

Phân tích được thêm chỉ số này bạn sẽ dễ đưa ra lựa chọn đầu tư hơn. Đối với các dự án Lowcap (vốn hóa bé) thì rõ ràng khả năng x tài sản cũng cao nhưng ngược lại, vốn hóa bé thì dự án còm quá mới chưa chứng minh được năng lực và hoàn toàn có thể mất thanh khoản sau 1 thời gian ngắn.

10. Price Sale & Áp lực xả.

Bám và Token Allowcation bạn sẽ nắm bắt dc phần trăm số lượng được bán ở các vòng gọi vốn Private sale. Check xem các vòng này họ đã bán với giá nào. Xem hiện tại giá đang chênh bao nhiêu lần từ đó đánh giá áp lực xả của mức giá hiện tại như thế nào. Nếu đã x quá cao (ví dụ x100 so với giá IDO) thì không nên vào ẩu nữa. Vào chỉ để các cụ backer thịt thôi. Ngoài ra dựa vào thời gian mở khóa token bạn cần phải căn được các thời điểm unlock vòng Private Sale tránh bị úp bô!.

⭐⭐⭐⭐⭐ CHÚ Ý QUAN TRỌNG

✅ Chú Ý: Các nội dung trên website VTRADE chỉ mang tính tham khảo, cập nhật thông tin. Không phải lời khuyên đầu tư. Crypto là lĩnh vực biến động mạnh, rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các rủi ro thua lỗ.

Hồ Quang Hiển Vlog

Founder, CEO VTrade - Trade Coin Việt Nam, Vtrade Youtube Channel. Quản Lý các cộng đồng Community Vtrade. Gia Nhập 2019 và Hiện đang là Partner & KOLs của hầu hết các sàn lớn Top Đầu Thế Giới Như: Binance, Bybit, Bitget, Huobi, Mexc, Kucoin, Onus, Attlas, Kucoin, BingX...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *