Tokenomics Là Gì? Cách Check Token Allowcation của 1 Đồng Coin

Tokenomics Là Gì? Cách Check Token Allowcation của 1 Đồng Coin
3.5/5 - (2 bình chọn)

Tokenomics Là Gì? Cách Check Token Allowcation của 1 Đồng Coin. Phần này hứa hẹn sẽ nâng trình cho nhiều bạn mới tham gia vào thị trường Trade coin. Trong 10 Yếu Tố để phân tích tiềm năng của 1 đồng Coin thì Tokenomics chiếm 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Hầu hết các Quỹ Đầu tư mạo hiểm (venture capital) trước khi bỏ tiền mua vòng Private Sale họ đều đánh giá dự án thông qua Token Omics rất kỹ. Vậy Tokenomics là gì, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tokenomics Là Gì?

Tokenomics là mô hình phân phối tiền điện tử trong một dự án cụ thể. Trong số 100% tổng cung của 1 dự án sẽ luôn được phân bổ cho nhiều trọng số khác nhau cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Khi nhìn vào Tokenomics bạn có thể nắm sơ lược được cách phân chia token từ đó có thể đánh giá được phần nào đó về tiềm năng của dự án!.

☆ Tokenomics Có Những Gì?

Trước khi tìm hiểu sâu về các trọng số phân bổ của Tokenomics mình sẽ giải thích qua 1 chút về các thuật ngữ nền để các bạn có thể hiểu những cái cơ bản trước.

■ 2 Mô Hình Chính | VESTING

● Mô Hình Phân Phối 1 Lần: Đây là dạng phân phối token kiểu công bằng. Nó được đem lên sàn mở bán 100% ngay lập tức mà không phân chia gì cả. Người dùng ai muốn mua thì mua ai muốn bán thì bán. Tuy mô hình này có tiếng là công bằng nhưng phía dự án không thể kiểm soát được giá, 1 số dự án list theo dạng này đa số đều cắm sâu và mất thanh khoản trong thời gian ngắn nên các dự án phân phối 1 lần cực hiếm trong thị trường.

● Mô Hình Phân Bổ Nhiều Lần: Đây là mô hình thịnh hành nhất nhiện nay, các tỷ lệ sẽ được phân chia cho nhiều nhóm đối tượng. Và số lượng token này cũng được unlock mở khóa theo nhiều giai đoạn chứ không nhả 1 phát ra 100%. Có những dự án phải mất từ 3 đến 5 năm mới nhả hết token.

■ Dữ Liệu Nền:

● Standard (Mạng lưới): Chain, khi 1 dự án được niêm yết thì chúng ta sẽ biết được token dự án đang chạy trên hệ sinh thái của thằng nào. Mỗi hệ sinh thái sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Vd như Etherum, BNB Smartchain, Polka Dot…

● Market Cap: Vốn Hóa Thị Trường. Đây là tổng số tiền nhà đầu tư đac bỏ vào để mua token của dự án. Riêng phần này mình đã có bài nói về Top Cap, Mid Cap và Low Cap là gì rồi. Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn nhé.

● Total Supply: Tổng cung của dự án. Trong khái niệm này ta có 2 thuật ngữ.

○ Circulating Supply: Cung Lưu Thông. Đây là số lượng token đang lưu thông ngoài thị trường và bạn có thể giao dịch mua bán.

○ Supply Max: Tổng cung tối đa. Đây là lượng cung tối đa của 1 dự án khi unlock hết tất cả các token. Vd BTC có cung tối đa hơn 19 triệu token nhưng cung lưu thông chỉ mới unlock gần 19 triệu và còn chưa đến 1 triệu chưa unlock hết.

■ Các Miếng Bánh | Token Allocation

Về cơ bản mình sẽ chia cho các bạn 4 miếng bánh chính của Token Allowcation. Từ 4 miếng chính này ta lại băm ra thành nhiều nhóm nữa bên trong. 4 nhóm chính này bao gồm:

  • SALE TOKEN: Đây là nhóm token dùng cho các vòng gọi vốn để chào bán với mức giá rất rẻ. Lấy nguồn vốn này để phát triển dự án.
  • TEAM TOKEN: Đây là nhóm token dùng để phân phối cho những người phát hành và phát triển dự án.
  • WORK TOKEN: Đây là nhóm token dùng cho các hoạt động của dự án.
  • USER TOKEN: Đây là nhóm token dành cho các quyền lợi của người dùng với mục đích phát triển dự án.

Nào, bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu xem Token Allowcation nó được phân phối như thế nào nhé.

☆ SALE TOKEN

Đây là vòng gọi vốn nhằm kêu gọi các nguồn vốn đến từ các Backer đổ tiền vào mua token dự án với giá rất rẻ. Bạn nên tìm hiểu kỹ về các mức giá được bán thông qua các vòng này, từ đó phân tích về áp lực xả của dự án ở thời điểm hiện tại.

● Seed Sale (ươm mầm).

Trong kinh doanh, khi bạn mở 1 công ty nhưng thiếu vốn. Việc đầu tiên bạn nghĩ là gì?. Thường thì chúng ta sẽ gọi vốn thông qua người nhà, người quen bạn bè và các mối quan hệ làm ăn thân thiết. Trong Crypto thì cũng vậy, chúng ta chia 1 lượng token với múc giá cực rẻ cho các mối quan hệ xung quanh để gọi thêm cố đông vào dự án. Vòng này thường cũng sẽ được bán với mức giá cực rẻ kèm điều kiện unlock token sau 1 thời gian nhất định và chia làm nhiều đợt.

● Private Sale (Backer).

Đây là vòng gọi vốn không công khai, 1 số lượng token sẽ được chào bán cho các quỹ đầu tư mạo hiểm với mức giá khá rẻ. Và nếu check dự án có nhiều ông Venture tay to bỏ tiền vào thì phần nào đó chúng ta cũng đánh giá được tiềm năng của dự án đó. Còn 1 dự án mà không có quỹ đầu tư tên tuổi nhảy vào thì cũng nên xem xét.

● Public Sale (IDO, IEO).

Đây là vòng chào bán công khai theo 1 tỷ lệ token nhất định với giá rẻ. Vì là bán công khai nên bản thân bạn cũng có thể mua nhưng đa số đều theo suất. Bạn trúng thì mới mua được nhưng tỷ lệ không cao. Mỗi suất cũng bị giới hạn mua tối đa chứ không phải thích mua bao nhiêu thì mua. Ngoài ra bạn cũng cần phân tích kỹ về nó để đo áp lực xả của dự án vì các ông mua vòng này thường được unlock sớm hơn 2 ông bên trên. Và đạt một ngưỡng x tài sản nào đó chắc chắn đội này sẽ xả!.

☆ TEAM TOKEN

Đây là miếng bánh được phân phát cho những người sáng lập và phát triển dự án. Thông thường tỷ lệ phân bổ cho đội này đẹp nhất khoảng 15-20%. Nhiều quá thì có nguy cơ dự án úp bô nhà đầu tư. Ít quá thì team không có động lực phát triển. Thường thì nhóm token này sẽ được phân bổ cho các ông sau:

  • Team: Những người sáng lập dự án.
  • Dev: Những nhân viên kỹ thuật, code, đồ họa… của dự án.
  • Partner: Đối tác của dự án.
  • Advisor: Ban cố vấn của dự án.

☆ WORK TOKEN

Đây là nhóm token phân bổ cho các hoạt động của dự án với các nhóm chính mà các bạn thường gặp:

● Marketing (hoạt động quảng cáo)

Đây là nhóm token phục vụ cho các hoạt động Pr quảng cáo cũng như tổ chức các sự kiện để thu hút nhiều nhà đâu tư biết đến dự án hơn.

● Liquidity (Thanh khoản).

Nhóm token nhất định sẽ phục vụ cho mục đích tăng volume giao dịch, tăng tính thanh khoản cho dự án khi được niêm yết lên các sàn.

● Ecosystem (HSTKD: Gọi vốn, Kol, Event).

Đây là lượng token nhằm đảm bảo cho hệ sinh thái hoạt động và phát triển và có thể được sử dụng khá linh động tùy và tình hình trước mắt. Nhiều dự án dùng nó để nâng cấp, vá lỗi, có khi lại dụng làm event nhưng cũng có dự án dùng nó để gọi vốn ở các vòng tiếp theo.

● Building (Vận hành).

1 số dự án ta thấy được phân cho 1 miếng gọi là Building. Bạn có thể hiểu đây là nhóm token dùng để vận hành dự án như chi phí trả lương cho nhân viên. Chi phí thuê máy chủ server tên miền…

☆ USER TOKEN

Đây là nhóm token khá quan trọng tạo ra những quyền lợi nhất định cho người dùng. Từ đó thu hút thêm người dùng đổ về dự án cũng như các kênh social của dự án. Tăng tính kết nối với cộng đồng.

● Airdrop (Thu hút NDT).

Đa số các dự án đều trích từ 1 đến 5% phân phối miễn phí thông qua các hoạt động trả thưởng Airdrop. Người dùng muốn nhận thưởng thì phải tham gia làm 1 số nhiệm vụ nhất định với mục đích quảng bá lan truyền cho dự án. Nếu số lượng phát miễn phí thông qua Airdrop mà nhiều quá thì bạn cũng nên cẩn thận vì đội airdrop nhận thưởng xong thường có tâm lý xả ngay chứ không đợi lâu.

● Farming (Cung cấp thanh khoản).

1 Lượng token sẽ được trả thưởng cho các holder khi họ hold đông token của dự án đó và khóa vào farming để bơm thanh khoản cho dự án. Quyền lợi cho holder càng tốt thì khả năng đi đường dài của dự án càng cao.

● Staking (Gửi lãi).

Đây là mô hình khá phổ biến trên nhiều sàn giao dịch tập trung. Với mục tiêu dữ giá và giúp token có nhiều người holder hơn, đi dài hơi hơn thì 1 lượng token cũng sẽ được dùng để trả lãi cho những ai muốn gửi tiết kiệm. Bạn có thể tìm hiểu Staking là gì để hiểu hơn về nhóm token này nhá.

● Minning (Khai Thác).

Một số dự ấn đặc thù như GameFi hay các dạng ABC to Earn sẽ phải có 1 nhóm token chuyên trách phục vụ cho nhóm Minning. Người dùng sẽ vào làm các nhiệm vụ ABC để tiếp tục khai thác miếng bánh này. Nó có thể là mua máy đào để đào Bitcoin hoặc nhiều dự án mới đã nâng cấp và tách riêng 2 nhóm token là nhóm token quản trị và nhóm token khai thác riêng. Điển hình như dự án StepN có GMT là token quản trị còn phần minning được phân bổ hẳn cho 1 token mới là GST. Lúc này những người chơi có thể tham gia chạy bộ để kiếm tiền, và GST chính là token khai thác trả thưởng cho người dùng.

 

⭐⭐⭐⭐⭐ CHÚ Ý QUAN TRỌNG

✅ Chú Ý: Các nội dung trên website VTRADE chỉ mang tính tham khảo, cập nhật thông tin. Không phải lời khuyên đầu tư. Crypto là lĩnh vực biến động mạnh, rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các rủi ro thua lỗ.

Hồ Quang Hiển Vlog

Founder, CEO VTrade - Trade Coin Việt Nam, Vtrade Youtube Channel. Quản Lý các cộng đồng Community Vtrade. Gia Nhập 2019 và Hiện đang là Partner & KOLs của hầu hết các sàn lớn Top Đầu Thế Giới Như: Binance, Bybit, Bitget, Huobi, Mexc, Kucoin, Onus, Attlas, Kucoin, BingX...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *