Hướng Dẫn Trade Coin cho Người Mới Bắt Đầu Full A-Z

Hướng Dẫn Trade Coin cho Người Mới Bắt Đầu Full A-Z
5/5 - (2 bình chọn)

Hướng Dẫn Trade Coin cho Người Mới Bắt Đầu Full A-Z. Chưa Biết Gì vẫn có thể học được. Đó chính là mục tiêu của Vtrade trong bài viết này!. Nêu bán là người mới bắt đầu tìm hiểu về Trade Coin trong thị trường tiền điện tử thì bài viết này sẽ đáp ứng cho các bạn kiến thức cơ bản nhất để tham gia thị trường Crypto!.

Trade Coin Là Gì?.

Trade là giao dịch, mua bán. Coin là cụm từ dùng chung để nói đến đối tượng chúng ta đang mua bán chính là các đồng coin như BTC, ETH… Về cơ bản, Trade coin là 1 hoạt động tài chính với mục đích sinh lời, mua giá thấp bán giá cao. Và luôn tiềm ẩn các rủi ro thua lỗ. Để hiểu hơn về các khái niệm cơ bản trade coin bạn có thể xem thêm bài Viết Trade Coin Là Gì?.

Cần bao nhiêu Vốn để tham gia thị trường?.

Nhiều người nhầm tưởng rằng cần mua 1 đồng coin ví dụ như BTC lúc giá 16000$ thì ta cần số tiền tương ứng mới tham gia được thị trường. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ cần từ khoảng 200.000 vnd là bạn đã có thể tham gia trade coin rồi. Miễn là sàn bạn tham gia có giới hạn mực min cho mỗi lệnh vừa đẹp. VD như Binance, Huobi, Okx, Bitget… giới hạn min là 10$ cho mỗi giao dịch. Nhưng cũng có nhiều sàn giới hạn thấp hơn như Mexc, Bybit… chỉ min từ 5$ trở lên là đã có thể giao dịch.

can-bao-nhieu-von-vtrade

Tuy nhiên, để có hành trang tốt nhất mình khuyên các bạn nên chuẩn bị khoản tài chính tối thiểu từ 100$ trở lên (tầm hơn 2.3 triệu đồng). Chứ mấy trăm k thì không bõ tiền phí nạp rút. Và người mới thì cũng chỉ nên bỏ ra 1 mức nào đó vừa phải để học làm quen với thị trường. Bao giờ bạn nắm được những cái cơ bản, có chút kiến thức + kinh nghiệm thì hẵng đầu tư nhiều!. Đặc biệt hãy học cách quản lý vốn, điều chỉnh dòng tiền trước khi tham gia nhé!.

Quản Lý Vốn & Kiểm Soát Rủi Ro

Mở tài khoản trên các sàn giao dịch Uy Tín

Bước tiếp theo bạn cần làm là mở tài khoản giao dịch trên các sàn giao dịch uy tín. Việc lựa chọn các sàn cũng là một vấn đề rất quan trọng bởi mỗi sàn sẽ có các điểm mạnh khác nhau. Và bạn nên có tài khoản trên ít nhất 3 sàn lớn và phân phối tài sản dàn trải. Không nên gom hết vào 1 sàn tránh các rủi ro tài sản. Dưới đây là thống kê 10 sàn Uy tín nhất hiện nay để bạn tham khảo:

Top 10 Sàn Trade Coin Uy Tín Nhất

Bạn có thể cùng lúc tạo tài khoản, tải app và KYC cho danh sách sàn mà mình đề xuất ở trên. Sau đó thì tập trung tìm hiểu 1 thời gian xem trải nghiệm giữa các sàn rồi đưa ra các lựa chọn 3-5 sàn tốt nhất để sử dụng.

Cách Nạp & Rút Tiền lên các Sàn Giao Dịch.

Đây là bước rất quan trọng giúp bạn có thể luân chuyển và quy đổi tiền tệ VND lên các sàn để giao dịch. Khi chốt lãi hoặc ngừng giao dịch bạn có thể quy đổi ra VND và rút về ATM.

Điều đầu tiên trong quy trình này bạn phải làm quen với thuật ngữ Stablecoin Là Gì?. Ở các sàn giao dịch, chúng ta sẽ không dùng tiền tệ VND để giao dịch như ở các thị trường tài chính khác như chứng khoán. Mà bạn cần nạp tiền vào đây đồng thời quy đổi sang 1 stable coin nhất định nào đó để mua bán giao dịch các đồng coin (tiền trung gian). Hiện nay stable coin được sử dụng để giao dịch mua bán coin nhiều nhất là đồng USDT với tỷ lệ quy đổi 1 USDT = 1 USD (đô la mỹ).

Tiếp theo là cách Nạp Rút tiền vào ra các sàn. Về cơ bản ta có 2 hình thức:

Nạp rút tiền lên Các sàn thông qua P2P

Đây là hình thức phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất vì tính trực tiếp và hầu hết các sàn đều miễn phí nạp rút. Tại các sàn bạn có thể lên app tìm menu giao dịch P2P. Tại đây bạn có thể mua bán USDT bằng VNĐ với các Thương Gia và ngược lại. Vì mỗi sàn sẽ có giao diện và thao tác khác nhau nên Tại đây mình sẽ bổ sung thêm danh sách bài viết HD giao dịch P2P của từng sàn cho các bạn tiện tham khảo nhé!.

Nạp rút tiền lên các sàn thông qua Sàn Trung Gian Onus.

Với giao dịch P2P chúng ta vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ về lừa đảo, trễ thời gian hoặc thậm chí dính vào các vụ rửa tiền. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 6 Hình Thức Lừa Đảo P2P thường gặp để bổ sung kiến thức. Cũng chính vì thế mà chúng ta lại có thêm 1 giải pháp an toàn hơn khi sử dụng ONUS làm sàn trung gian. Tuy nhiên với phương pháp này chúng ta sẽ bị tốn kém hơn 1 chút phí.

Cơ chế là trên ONUS có Stablecoin VNDC quy đổi 1:1 với VNĐ. Nạp VNĐ vào thì bạn sẽ nhận đồng VNDC và sử dụng nó để quy đổi ra USDT (không dính dáng gì đến chuyển khoản ngân hàng giữa người mua và bán). Mọi giao dịch đều bị sàn kiểm soát nên việc scam là không thể. Sau khi mua USDT trên này bạn bắn sang các sàn ưa thích và mất 1 khoản phí Onchain. Cách thực hiện hãy xem video ở trên để hiểu cơ chế vận hành nhé!.

Quản lý Ví & Các Loại Giao Dịch

Khi đăng nhập vào App, bấm sàn phần Ví hoặc Tài sản thường thì bạn sẽ thấy rất nhiều ví. Về cơ bản ta có 1 số loại điển hình như: Spot (giao ngay), Ví Futures, Ví Funding (OTC, P2P), Ví Margin, Ví Earn và 1 số sàn tích hợp thêm Ví Defi.

  • Ví Spot (Giao Ngay): là nơi lưu trữ tài sàn giao dịch giao ngay. Nơi tích trữ các loại tài sản mà khi giao dịch bạn chỉ giao dịch được thông qua cổng Spot.
  • Ví Funding (OTC, P2P): Tại đây lưu trữ các tài sản gốc của bạn mới giao dịch nạp rút thông qua P2P. Tài sản trên này bạn không thể giao dịch mà phải chuyển sang các ví theo cổng trade để giao dịch.
  • Ví Futures: Nơi lưu trữ tài sản Hợp đồng tương lai và bạn chỉ có thể giao dịch trên cổng Futures.
  • Ví Earn: Đây là nơi lưu trữ tài sản staking mà bạn đang gửi lãi trên các sàn.
  • Ví margin: Lưu trữ tài sản margin đòn bẩy cho vay thế chấp.
  • Ví Defi: Là nơi lưu trữ tài sản của bên thứ 3 bạn kết nối vào sàn như Ví Trust Wallet, Metamask…

Giao Dịch Spot / Giao Ngay

Tại đây bạn có thể giao dịch mua đi bán lại các đồng coin mà sàn đã niêm yết. Ở đây bạn có bao nhiêu tiền thì mua bán bấy nhiêu chứ không kích đòn bẩy hay vay mượn tiền của ai. Lời ăn lỗ chịu không có nguy cơ cháy tài sản.

Giao Dịch Margin Đòn Bẩy

Đây là 1 hình thức cho vay thế chấp của các sàn. Tại đây bạn có thể vay USDT hoặc vay các đồng coin để giao dịch. Nhưng khi tài sản của bạn bị thua lỗ đến 1 giới hạn thì bạn sẽ bị thanh lý tài sản.

Giao Dịch Futures

Đây là nơi bạn có thể giao dịch kiểu xu hướng (long short). Lúc này bạn sẽ không trade thông thường như 2 cổng trên mà bạn sẽ dự đoán xu hướng giá tăng hoặc giảm. Nếu bạn lựa chọn đúng thì ăn sai thì lỗ. Mức đòn bẩy cũng như 1 dạng cho vay nhưng cũng có nguy cơ cháy tài sản khi dự đoán sai xu hướng!.

Giao Dịch ETF

Đây là 1 loại giao dịch được áp dụng theo hình thức Futures mua bán khống nhưng lại giao dịch theo kiểu spot. Ngược lại thì đây cũng là hình thức giao dịch khá rủi ro!. Ví dụ bạn trade 1 cặp 3L 3S (x3 long và x3 short) thì cơ hội x3 rủi ro cũng x3 luôn.

Về các loại giao dịch này thì mình khuyên anh em mới vào thị trường cứ trade bên spot 1 thời gian cho có kinh nghiệm đã rồi hẵng nghịch các món khác.

Tìm Hiểu về Các Đồng Coin, Token

Coin và token đều ám chỉ các mã của các dự án, đồng tiền điện tử. Còn về sự khác biệt bạn có thể tham khảo bài viết Cách Phân Biệt Coin Và Token. Còn về cách phân loại bạn có thể hình dung theo 1 số mô típ sau:

Bitcoin & Alt Coin

Bitcoin là đồng Coin có Blockchain đầu tiên và là thằng tiên phong dẫn đầu. Hầu hết cả thị trường này đều biến động theo nó. Còn Alt coin là các đồng coin thay thế khác cho Bitcoin. Hiện có hơn 5000 mã coin và token khác nhau trên thị trường.

TOP Cap / Mid Cap / Low cap.

Đây là các thuật ngữ phân loại coin theo vốn hóa thị trường. Top cap là các đồng coin có vốn hóa lớn nhất, tiếp theo là Mid Cap và Low Cap. Để hiểu rõ hơn về món này mình cũng đã có 1 bài phân tích riêng: Top Cap, Mid Cap, Low Cap là gì?. Khi nói đến khái niệm này ta ngầm hiểu về Cơ hội X tài sản của các nhóm coin. Với TOP Cap thì rất khó cho các viễn cảnh x quá mạnh nhưng nhờ vào đó mà mức độ biến động cũng được xem là an toàn hơn so với Low hay Mid Cap.

Coin Sàn

Coin sàn là nhóm coin được khá nhiều người quan tâm khi mà quyền lợi Holder khi bạn ôm các đồng này sẽ tốt hơn phần còn lại của thị trường. Mỗi sàn sẽ có 1 đồng coin, token được coi là Token ruột của sàn đó ví dụ như BNB của Binance, MX của Mexc, OKB của OKX hay HT của Huobi. Mỗi đồng đều có lợi thế điểm mạnh riêng. Quyền lợi cho các Holder thì vô vàn và hãy xem xét mua nó sau khi đọc thêm bài phân tích sau: Quyền Lợi Holder cho Nhóm Các Đồng Coi, Token Ruột của Các Sàn giao dịch.

Meme Coin

Meme coin là nhóm coin từng làm mưa làm gió, gây bão trend trong thời điểm 2020-2021. Đây là nhóm coin kiểu cảm hứng từ một hình tượng nổi tiếng nào đó. Ví dụ như đồng Doge được sinh ra từ ý tưởng yêu thích động vật mà cụ thể ở đây là chó, mèo, chim, cảnh… hay các nhân vật hoạt hình dễ thương, nổi tiếng… Tuy nhiên sau đó thì trend thoái lui và hầu hết 90% các meme coin biến mất sau đó vì giá trị trong thị trường Crypto không có gì nổi trội hoặc vô giá trị.

Coin Rác

Coin rác hay (Shit coin) là các đồng coin được tạo nhan nhản ngoại thị trường mà không hề đảm bảo các yếu tố cần thiết để đi đường dài. Gần như nó vô giá trị, tạo ra chỉ với mục đích lùa gà và úp bô cộng đồng. Vốn hóa thấp gần như = 0 và tổng cung siêu khổng lồ. Tóm lại coin rác là các dự án không có giá trị và bạn nên tránh việc Fomo theo các đồng coin này!.

Phân tích các dự án Tiềm Năng.

Khi bạn đã nắm được sơ lược về các khái niệm căn bản và quen với các thao tác nạp rút, giao dịch mua bán trên các sàn. Thì để trở thành 1 trader chuyên nghiệp tạo ra được thu nhập từ thị trường tiền điện tử. Thì bạn cần phải bổ túc thêm kỹ năng phân tích và lựa chọn được cho mình 1 danh mục đầu tư đủ tốt!. Vậy làm sao để phân tích được tiềm năng của 1 dự án?. Đây là 1 chuỗi kiến thức khá sâu dựa vào nhiều yếu tố. Bạn có thể xem thêm chuỗi bài viết phân tích + video bên dưới để định hình nhé!.

Research & Phân Tích Onchain

Khi bản thân bạn đã có thể tự đánh giá được các dự án thì điều cần thiết nữa đó là kỹ năng Research và phân tích Onchain. Cái cơ bản nhất là phải nhận biết được đâu là ví cá mập và onchain của các ví đó. Khi có biến động bạn cũng có thể dự đoán được phần nào đó biến động trong ngắn hạn. Ví dụ khi bạn phân tích thấy số lượng lớn BTC đang bị rút từ các ví đẩy lên sàn. Điều này có nghĩa là giá BTC có nguy cơ giảm mạnh nếu các ví cá mập này xả hàng…

Ngoài ra việc Research các dự án cũng sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về các dự án tiềm năng. Đồng thời bạn sẽ phát hiện được các dự án có dấu hiệu lùa gà úp bô để mà né.

Về các Tools hướng dẫn phân tích Onchain, Reserch mình cũng sẽ có các video và bài viết chuyên sâu hơn cho các bạn tìm hiểu!.

Update Trends & Cập Nhật Sóng

Mỗi giai đoạn sẽ có 1 loại trend được Fomo thổi giá mạnh. Việc đón đầu đươcn trends sẽ giúp các bạn tự tạo ra cho mình cơ hội X tài sản lớn trong tương lai!. Ngoài ra bạn cũng cần phải thường xuyên cập nhật tin tức từ các hội nhóm, báo chí chuyên ngành hay những người nổi tiếng trên Twiter, Facebook… để dự đoán được xu hướng mà điều chỉnh chiến lược cho phù hợp!.

Bản Chất Thị Trường & Thao Túng Tâm Lý.

Sau 1 quá trình trải nghiệm trade coin với thị trường Crypto thì bạn ắt sẽ ngộ ra được bản chất của thị trường này. Về bản chất, Tiền điện tử hiện tại vẫn chưa có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống thực tiễn. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian vừa qua. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi liệu blockchain được sinh ra để phục vụ con người hay con người đang đi phục vụ nó. Nhiều dự án được xem là bánh vẽ khi soi chiếu vào thực tế nó chả áp dụng được gì vào cuộc sống. Những đồng coin có khả năng tăng giá hầu hết đều dựa vào sự khan hiếm + Fomo trends đến từ cộng đồng Trader. Chứ nó không như chứng khoán (giá tăng là do doanh nghiệp làm ăn tốt, trả cổ tức cao).

trade-coin-vtrade

Điều này khiến bạn phải tự học cách dự đoán xu hướng, mua vào bán ra hợp lý tránh tình trạng đu đỉnh, thua lỗ. Học về các loại tâm lý như Fomo và Fud để tránh các tình huống cảm xúc lớn đưa ra quyết định sai lầm!. Từ đó trau dồi các kỹ năng phân tích, tư duy thị trường!. Biết điểm nên tránh, biết nơi nên chạy!.

Xác Định Chu Kỳ + Trade Time

Thị trường tài chính luôn đi theo các giải tần số. Mỗi thị trường đều có 1 chu kỳ khác nhau. Ví dụ như BĐS chúng ta thấy cứ 4-5 năm sẽ có 1 đợt tăng giá kỷ lục, tạo ATH mới. Crypto cũng không ngoại trừ. Bạn cần phải phân tích được các yếu tố vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, dòng tiền…) để xác định được đâu là chu kỳ Uptrend, đâu là chu kỳ Downtrend, đâu là giai đoạn tích lũy. Đồng thời phân bổ vốn hợp lý theo từng chiến lược ngắn, trung và dài hạn. Bao nhiêu cho việc trade lướt sóng, bao nhiêu cho việc tích lũy hold theo năm…

Kiếm thêm thu nhập Từ Các Event + Airdrop

Đây là 1 hướng kiếm tiền khá hay cho các trader. Ngoài việc tham gia mua bán giao dịch trade coin, hold coin thì việc săn các kèo Airdrop hay tham gia các sự kiện trả thưởng hấp dẫn đến từ các sàn giao dịch cũng là 1 hướng kiếm tiền (tuy hơi vất vả và mang tính thời điểm) khá tốt.

Tích Lũy Lãi Auto trên Các Sàn (Không để tiền chết).

Trong các giai đoạn tích lũy. Việc Hold + DCA (trung bình giá) đợi thời cơ uptrend là 1 chiến lược tích lũy tài sản mà nhiều trader chuyên nghiệp thường làm. Trong các giai đoạn này bạn nên tận dụng các chương trình staking (gửi lãi tiết kiệm) của các sàn để gia tăng tài sản ăn lãi kép 2 đầu. Trong mọi hoàn cảnh hãy cố gắng tìm mọi cách để giúp tiền đẻ ra tiền và hạn chế tối đa việc để tiền chết!.

Rủi Ro & Cơ Hội khi Tham Gia Trade Coin?

Bất kể thị trường nào cũng có người thắng kẻ thua, nếu bạn xác định được vị thế của bản thân khi tham gia thị trường thì cơ hội luôn có và rủi ro cũng luôn song hành!

Cơ hội khi tham gia Trade Coin?

X Tài Sản: Nếu vào đúng nhịp, đúng thời điểm, đúng đồng coin thì chúng ta sẽ có cơ hội x tài sản nhiều lần. Điều khá may mắn của mình là tham gia thị trường vào 2019 (lúc đó còn lơ tơ mơ không có kiến thức). Nhưng 2019 là khởi đầu cho chu kỳ uptrend liên tiếp trong 4 năm sau đó. Vào đúng nhịp đánh đâu thắng đó!.

Kiến Thức Tài Chính: Ngoài vấn đề tiền bạc, sau quá trình tham gia vào thị trường bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều kiến thức về đầu tư tài chính. Từ đó bạn có thể vận dụng ra nhiều mô hình tương tự hoặc lớn hơn!.

Tích lũy tài sản: Nếu vàng, đất nó quá lớn tiền để bạn đầu cơ tích lũy thì với Crypto, những người có thu nhập thấp cũng có thể coi nó như một kênh đầu cơ và tích lũy tài sản.

Nâng Tầm bản thân: Sau 1 thời gian tham gia thị trường, tầm nhìn vĩ mô của bạn sẽ thay đổi. Lúc đó bạn sẽ phải quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế chính trị thế giới để còn nắm bắt được xu hướng giá còn trade coin. Đọc nhiều thành quen và dần bạn sẽ trở nên vĩ mô hơn trong góc nhìn của bản thân!.

Các rủi ro khi tham gia trade coin

Thua lỗ: Tất nhiên rồi, có lãi thì có lỗ. Đặc biệt các chiếu mới khi chưa trang bị đủ kiến thức mà đã nhào vào allin thì dễ mà đu đỉnh lắm. Nhiều trader kinh nghiệm 5 10 năm lỗ là chuyện bình thường. Quan trọng nhất là khâu kiểm soát rủi ro của người có kinh nghiệm, kiến thức thường sẽ tốt hơn so với chiếu mới.

Bị lùa gà: Vào thị trường mà tin người quá thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị lùa vào 1 vài dự án cỏ nào đó. Vậy nên hãy trang bị tốt kiến thức trước khi nghe theo 1 đội nhóm nào đó đang rủ nhau Fomo + Đu đỉnh. Bô trong thị trường này bị úp thường xuyên lắm.

Bị Scam: Bên cạnh sự phát triển của thị trường thì có không ít kẻ sẵn sàng lừa đảo bạn với nhiều hình thức khác nhau. Vậy nên chưa hiểu vấn đề gì bạn nên tự tìm hiểu, tìm không được thì chọn người uy tín mà hỏi. Đừng vội tin bất kỳ ai trong thị trường này!

Mất ăn Mất Ngủ: Yếu tố sức khỏe cũng là 1 vấn đề khi tham gia trade coin. Nhiều pha đau tim lắm. Vậy nên nếu có tiền sử về tim thì không nên tham gia thị trường này nhé!.

⭐⭐⭐⭐⭐ CHÚ Ý QUAN TRỌNG

✅ Chú Ý: Các nội dung trên website VTRADE chỉ mang tính tham khảo, cập nhật thông tin. Không phải lời khuyên đầu tư. Crypto là lĩnh vực biến động mạnh, rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các rủi ro thua lỗ.

Hồ Quang Hiển Vlog

Founder, CEO VTrade - Trade Coin Việt Nam, Vtrade Youtube Channel. Quản Lý các cộng đồng Community Vtrade. Gia Nhập 2019 và Hiện đang là Partner & KOLs của hầu hết các sàn lớn Top Đầu Thế Giới Như: Binance, Bybit, Bitget, Huobi, Mexc, Kucoin, Onus, Attlas, Kucoin, BingX...

2 bình luận trong “Hướng Dẫn Trade Coin cho Người Mới Bắt Đầu Full A-Z

  1. Cảm ơn ad, bài viết rất chi tiết đầy đủ. Giúp chiếu mới vào nghề nắm bắt được cái sườn chính cần học khi tham gia đầu tư trade coin. 1 bài viết bao quát khá đầy đủ. Mỗi tội nhiều thuật ngữ quá phải học từ từ chứ không dễ tiêu hóa 1 lần. Hy vọng sếp sẽ tiếp tục lên thêm nhiều bài viết hay cho người mới tự học nữa ạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *