TVL Là Gì? Cách Sử Dụng Defi Llama Phân Tích Dòng Tiền & Săn LowCap Hiệu Quả.
Trên thị trường Crypto, ngoài các chỉ số như tổng cung, MarketCap… thì vẫn còn rất nhiều chỉ số quan trọng khác như TVL, Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu TVL Là Gì? Cách Sử Dụng Defi Llama Phân Tích Dòng Tiền Hiệu Quả.
TVL (Total Value Locked) Là Gì?
TVL là thuật ngữ chuyên ngành hiển thị dữ liệu lượng tài sản đang được khóa trong một dự án, hệ sinh thái nhất định. Với tài sản trên các sàn thì TVL là khối lượng tài sản nằm trong khu vực thanh khoản (Liquidity, Faming, Staking). Với tài sản cho vay thì TVL là tài sản thế chấp. TVL càng cao thì sức mạnh của dự án, hệ sinh thái càng lớn.
Hiểu đơn giản hơn, TVL cũng tương tự như số tiền gửi + thế chấp cho vay trong các Ngân hàng. Ngân hàng nào có mức tiền gửi cao, thanh khoản lớn thì ngân hàng đó càng lớn. Vậy nên TVL đóng 1 vai trò rất quan trọng trong quá trình đánh giá về 1 dự án & hệ sinh thái.
Hướng dẫn sử dụng Defillama hiệu quả!
Defillama là một website thống kê dữ liệu TVL nổi tiếng được rất nhiều trader tin dùng như một công cụ Research và phân tích Onchain. Ngoài việc theo dõi dòng tiền, đây là công cụ giúp chúng ta săn lùng được các Lowcap có tiềm năng x tài sản cao rất hiệu quả!. Cụ thể như thế nào ta cùng tìm hiểu chi tiết từng phần nhé.
Tổng quan giao diện sẽ có những phần chính sau. Phần 1 là 2 Menu quan trọng nhất trong mục defi thường dùng. Phần 2 là các mục thống kê tùy chỉnh cho từng Categori. Phần 3 thì nó phân loại theo nhiều danh mục nhỏ. Bên phải màn hình mục số 4 là tổng tài sản TVL của thị trường + biến động. Mục số 5 là biểu đồ biến động theo thời gian. Mục số 6 giúp bạn tùy chỉnh theo dõi theo 1 số chain nhất định & mục số 7 là danh sách các dự án cùng các dữ liệu của nó.
Ở menu Defi bạn chọn vào Chain sẽ nhìn thấy thống kê dữ liệu theo chain (hệ sinh thái). Trong đó phần trên cùng chính là biểu đồ cho thấy diễn biến của TVL theo từng giai đoạn. Sơ qua ta có thể thấy dòng tiền phân bổ TVL nhiều nhất vẫn là Ethereum, càng về sau dòng tiền càng được chuyển dịch dần sang nhiều chain mới như BNB hay Solana…
Các tùy chọn cũng giúp bạn dể rà soát dữ liệu với phần Protocols là nơi thống kê các dự án đang được triển khai trên chain đó. Các phần bôi xanh là biến động theo khung thời gian cụ thể. Còn các phần khoanh vàng chính là các chỉ số quan trọng nhất trong đó:
+ TVL là cột thống kê tài sản khóa của từng chain. Bấm vào đây bạn sẽ so sánh được khối lượng tài sản của các hệ sinh thái.
+ Stables là cột thống kê số lượng vốn hóa trong chain bằng Stablecoin. Rõ ràng việc TVL chiếm phần lớn stablecoin sẽ tốt hơn nhiều so với các tài sản biến động khác.
+ Mcap/TVL là số lượng Vốn hóa chia cho TVL. Ở đây TVL đóng vai trò như giá trị thực. Nếu vốn hóa cao hơn nhiều lần so với TVL thì có nghĩa rằng dự án, chain đó đang bị thổi giá ảo quá cao.
Khi bấm chọn mục Mcap/TVL nó sẽ thống kê sắp xếp theo từ lớn đến bé và từ bé đến lớn. Với các dự như Doge chỉ số này đang là vốn hóa gấp 66 lần so với thanh khoản. Rõ ràng giá kỳ vọng đang qua cao so với TVL.
Muốn tìm Lowcap xịn anh em nên lựa chọn các đồng, hệ sinh thái có chỉ số này càng bé càng tốt (vốn hóa vẫn còn nhiều tiềm năng). Như trên ảnh có những đồng chỉ số này chỉ có 0.12 đến 0.42 (TVL đang cao hơn vốn hóa khá nhiều).
Ngoài ra bạn có thể bấm chọn vào các tab change để xem biến động dòng tiền. Như ảnh trên thì 1 số chain đang có sự dịch chuyển khá mạnh về dòng tiền khi mà chỉ số TVL đã tăng từ 60 đến 800% trong 7 ngày.
Khi bạn quan tâm đến chain nào náo thì có thể bấm thẳng vào chain đó để check thêm các dự án đang chạy để tìm được thêm các dự án tiềm năng cụ thể hơn.
Hoặc không bạn có thể bấm trực tiếp vào các đồng coin mà bạn quan tâm để check sâu hơn dữ liệu. Như ở đây mình check đồng ORCA thì vào trong sẽ thấy thông tin Contract Address và nhiều thông tin liên kết khác.
Hãy thực hành bằng cách tự tìm hiểu cho mình khoảng 5-10 đồng coin tiềm năng. TVL cao, Vốn hóa đang bé (dưới 200 triệu đô) và chỉ số MCap/TVL dưới 1. Sau đó rà soát và check kỹ từng dự án xem sao nhé!. Chúc các bạn thành công!.